Hiện nay, xu thế may trang phục tại nhà càng trở nên phổ biến. Việc may trang phục ở nhà vừa giúp các bạn có thể tự do sáng tạo trang phục theo ý thích, vừa tiết kiệm được chi phí. Bạn muốn tự thiết kế trang phục cho riêng mình? Bạn muốn tự may trang phục tại nhà? Bạn lần đầu tự sáng tạo cho riêng mình? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để bỏ túi ngay 6 bước cơ bản để may trang phục tại nhà nhé!

Những ưu điểm và hạn chế khi may trang phục tại nhà

Những ưu điểm khi may trang phục tại nhà

May trang phục tại nhà sẽ giúp bạn chủ động được thiết kế trang phục theo ý thích của bản thân. Bên cạnh đó việc may trang phục tại nhà còn giúp bạn lựa chọn được màu sắc chuẩn theo mong muốn.

Ngoài ra , việc may trang phục tại nhà giúp bạn hạn chế tối đa việc bị chênh lệch số đo thực tế so với trang phục đặt sẵn trên mạng. Hơn thế nữa, việc may trang phục tại nhà còn tích kiệm được chi phí công may.

May trang phục tại nhà
May trang phục tại nhà

Hạn chế khi may trang phục tại nhà

Với những bạn chưa may thạo thì sẽ dễ xảy ra tình trạng may hỏng, dễ phải sửa nhiều và form trang phục lên không chuẩn với thiết kế ban đầu

Bên cạnh đó việc tự mua vải may tại nhà sẽ mua vải giá cao hơn so với mua số lượng lớn để sỉ. Không chỉ có vậy việc tự chuẩn bị trang tại nhà còn tốn rất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị nguyên phụ liệu, may trang phục.

Xem thêm:

6 bước may trang phục ngay tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị vải

Chuẩn bị vải

Trước hết, như các bạn cũng thấy đối với các sản phẩm may mặc, vải chính là nguyên liệu chính, chủ yếu để tạo nên sản phẩm.

Không chỉ có vậy, việc lựa chọn phải còn liên quan trực tiếp đến chức năng, mục đích sử dụng sản phẩm. Ví dụ bạn chọn may trang phục cho nhân viên quán ăn. Tính chất phải đi lại nhiều thì chất vải phải thoáng mát, nhẹ, thấm hút mồ hôi. Hay bạn chọn trang bảo hộ lao động cho công nhân ở công trường thì lại phải cân nhắc ưu tiên những chất vải dày dặn, có khả năng chống chịu bào mòn, cọ sát, nhưng vẫn đáp ứng được tính chất rộng rãi, thỏa mái để thuận tiện cho người lao động vận động,…

Bên cạnh đó , việc chọn nguồn vải rõ xuất xứ nguồn gốc rõ ràng cũng vô cùng quan trọng. Bởi vải may trang phục là trang phục may mặc lên người, bề mặt chất liệu vải tiếp xúc trực tiếp với da người sử dụng. Vì vậy nếu loại vải bạn chọn không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, chứa nhiều tạp chất độc hại, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.

Chọn vải phù hợp để may áo đồng phục
Chọn vải phù hợp để may

Ngoài ra, chất liệu vải cũng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của trang phục sau khi thành phẩm. Trang phục có đứng form hay không, màu sắc có sắc nét hay không, có bền màu sau giặt hay không đều phụ thuộc vào chất liệu vải cấu thành sản phẩm.

Một số lưu ý khi lựa chọn vải

Vải cotton

Vải có tính khoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt, bông xốp, mềm, độ co giãn tốt…rất phù hợp để làm trang phục cho người phải lao động liên tục, hoặc trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, vải cotton có tính chất nhanh khô, có độ bền cao phù hợp làm chất liệu cho đồng phục nhiều ngành nghề.

Bề mặt vải khá xốp, mềm, không tạo cảm giác mát lạnh nhưng vẫn mịn. Tuy nhiên vải cotton dễ in hằn nếp gấp vì vậy mà vải dễ bị nhăn hơn so với những loại vải khác.

Vải Kaki

Vải Kaki có đặc điểm nổi bật đó là bề mặt vải dày  dặn, bền chắc , chịu được độ bào mòn ma sát . Ngoài ra vải vẫn đáp ứng được tính chất rộng rãi, thoáng khí , thấm hút mồ hôi tốt,.. phù hợp lựa chọn may đồng phục bảo hộ lao động.

Vải Kaki
Vải Kaki
Vải Kate

Do thành phần cấu tạo có sợi cotton nên vải Kate cũng sở hữu đặc trưng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí, mềm nhẹ , độ co giãn tốt,…

Ngoài ra , do vải được cấu thành từ các sợi nhân tạo PE. Do đó vải kate hạn chế được tình trạng nhăn hơn vải cotton, giữ form tốt, bền màu hơn và bề mặt vải mịn hơn. Thường được ứng dụng cho may đồng phục: áo sơ mi, quần âu, váy công sở,…

Vải thun lạnh

Vải có đặc điểm nổi bật đó là bề mặt vải mịn, mướt. Khi sờ vào cảm giác mát lạnh, nhẹ, không bị xù lông,…

Các sản phẩm áo thun được sản xuất từ vải thun lạnh. Khi nhìn vào sẽ có cảm giác vải vô cùng bóng, màu sắc đẹp,… Vải có khả năng co giãn 1 chiều, ít bị nhăn nhàu sau khi giặt. Ngoài ra vải độ bền cao, ít bị phai màu ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Bên cạnh đó, vải thun lạnh vẫn gặp phải một số hạn chế. Điển hình như tính năng thấm hút mồ hôi còn kém. Tuy nhiên sợi vải lại có khả năng thoáng khí tốt, mồ hôi thấm nhanh khô. Hạn chế tích tụ nhiệt giúp người mặc cảm nhận được sự thoáng mát, khô ráo.

Bước 2: Đo kích cỡ và chuẩn bị khuôn rập

Đây là bước vô cùng quan trọng. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm sau khi may thành phẩm.

Ở bước này, bạn phải đo chính xác số đo các chỉ số trên cơ thể. Sau đó ước lượng cân đối số đo lên rập vải. Thông thường mọi người sẽ hay để rộng hơn số đo thực khoảng 2-3cm.

Đo kích cỡ
Đo kích cỡ

Bước 3:Ướm rập lên vải và cắt vải

Sau khi đã chọn được vải phù hợp và có số liệu khuôn rập cụ thể. Bước tiếp theo cần làm chính là để các rập chi tiết đã được chuẩn bị đặt lên vải.

Sau đó lấy phấn màu vẽ lên vải theo khuôn rập đã chuẩn bị. Cuối cùng cắt theo viền phấn màu đã tô để thu lại các chi tiết của trang phục.

Bước 4: May các chi tiết

Ở công đoạn này chúng ta sẽ ghép các chi tiết lại với nhau. Sau đó may thành phẩm các chi tiết thành trang phục hoàn chỉnh thiết kế ban đầu.

May các chi tiết
May các chi tiết

Bước 5: Cắt chỉ

Sau khi sản phẩm may thành phẩm, chúng ta tiến hành cắt các sợi chỉ thừa ở các mối may.

Bước 6: Là ủi sản phẩm

Đây là bước cuối cùng là sản phẩm giúp sản phẩm về Form, tránh nhàu ,nhăn nhó. Từ đó góp phần giúp sản phẩm trở nên đẹp hơn.

Bài viết đã chia sẻ về cách may trang phục tại nhà. Nếu bạn có máy may, có thể tham khảo để tự tạo cho mình trang phục đẹp và độc lạ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *