Góp phần cho sự đa dạng, phát triển của ngành thời trang may mặc không thể không đề cập đến yếu tố màu sắc vải. Đây là yếu tố tạo nên tính thẩm mỹ, độ bắt mắt, tính nghệ thuật cũng như thu hút người tiêu dùng lựa chọn. Để tạo ra được những gam màu, thước vải sinh động như vậy với đa dạng các màu sắc chủng loại khác nhau chúng ta phải kể đến công đoạn nhuộm vải. Đây chính là cái nôi khởi sinh ra các màu sắc vải bắt mắt trên thị trường. Vậy nhuộm vải là gì? Các phương pháp nhuộm vải phổ biến hiện nay? Ý nghĩa của việc nhuộm vải là gì? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!

Nhuộm vải là gì?

Nhuộm vải là bước tạo màu sắc, họa tiết cho vải giúp vải có những sắc thái, màu sắc phong phú, tăng tính thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu thiết kế may mặc của người tiêu dùng. Nhuộm vải có 2 loại: Nhuộm vải mộc được dệt thành phẩm và nhuộm sợi rồi mới tiến hành dệt.

Nhuộm vải là gì?
Nhuộm vải là gì?

Nhuộm vải dệt

Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình dệt vải. Nhuộm vải dệt là việc sử dụng thuốc nhuộm hóa học, hoặc nước nhuộm tự nhiên để tạo màu sắc cho sợi vải hoặc một tấm vải hoàn chỉnh. Nhuộm vải dệt cần phải được thực hiện đúng quy trình, nhằm đảm bảo độ bền, khả năng bám màu cũng như đảm bảo chất lượng cao nhất cho chất liệu.

Nhuộm sợi dệt

Đối với nhuộm sợi dệt thì bông nguyên liệu sau khi được kéo thành sợi sẽ được mang đi nhuộm. Các sợi được nhuộm màu dùng để dệt đường dọc của vải denim trong khi đó các sợi không được nhuộm được dùng để dệt các sợi ngang. Thông thường trong quá trình nhuộm sợi, người ta tiến hành thành ba bước gồm bố trí sợi, xử lý trước khi nhuộm và nhuộm

Các phương pháp nhuộm vải phổ biến hiện nay

Quy trình nhuộm vải được xử lí vô cùng tỉ mỉ theo các công đoạn sau:

  • Căng vải: ở công đoạn này vải mộc sẽ được căng phẳng
  • Xử lí bề mặt vải: đốt những dăm bông còn mắc trên bề mặt vải giúp bề mặt vải mịn hơn.
  • Nhuộm: Nhuộm màu là công đoạn cuối cùng để hoàn tất thành phẩm, sau khi tẩy trắng vải đến mức yêu cầu thì sợi vải sẽ được xử lý bằng thuốc nhuộm cùng với dung dịch các chất phụ gia hữu cơ để làm tăng khả năng bám màu. Quá trình này đòi hỏi phải sử dụng các loại thuốc nhuộm cùng với nhiều chất xúc tác khác tạo điều kiện tốt nhất để vải lên đúng màu mong muốn.
Phơi vải sau nhuộm
Phơi vải sau nhuộm

Xem thêm:

 Các phương pháp nhuộm vải phổ biến hiện nay

Có 2 phương pháp nhuộm chủ yếu: nhuộm gián đoạn và nhuộm liên tục.

  • Sau khi nhuộm lên màu sẽ tiến hành sấy để vải khô.
  • Trong quá trình sấy vải cũng được định hình lại để tránh nhàu nát,…
  • Đối với một số loại vải được yêu cầu in sẽ được mang đi in ấn thêm, hiện nay thì in lưới và in kĩ thuật số được sử dụng phổ biến.
  • Cuối cùng để loại bỏ hóa chất độc hại tránh ảnh hưởng tối đa cho người mặc thì vải đã nhuộm sẽ trải qua một giai đoạn giặt xử lí để đảm bảo an toán cho người sử dụng.
  • Vải thành phẩm được kiểm tra.

Ý nghĩa cả ngành nhuộm vải đối với may mặc

Việc sáng tạo ra phương pháp nhuộm vải có ý nghĩa vô cùng lớn đối với ngành thời trang may mặc.

Trước hết nhuộm vải được coi là dấu ấn đặc biệt đánh dấu sự phát triển đột phá của ngành dệt may vải . Phương pháp nhuộm vải đã giúp cho vải không còn chỉ là ứng dụng cho trang phục sinh hoạt hàng ngày mà còn đáp ứng tính thời trang , thẩm mỹ trong đời sống.

Vải có nguồn gốc từ đâu?
Nhuộm vải tạo màu sắc vải bắt mắt hơn

Không chỉ có vậy, nhuộm vải còn mang đến sự sáng tạo, đa dạng trong trang phục hàng ngày, giúp cho các trang phục trở nên sinh động, bắt mắt, tôn vinh vẻ đẹp của người mặc hơn.

Ngoài ra sự đa dạng của màu sắc vải nhuộm còn trở thành dấu ấn giúp tạo màu sắc riêng trong trang phục của mỗi ngành nghề như: màu xanh đại diện cho màu áo lính, màu trắng đại diện cho sự tinh khiết học trò,…

Như vậy với những thông tin mà bài viết chia sẻ hy vọng bạn có được những thông tin hữu ích nhất trang bị cho bản thân nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *