Vải là một trong những nguyên liệu quen thuộc, thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của con người trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vải có đã dạng chủng loại, màu sắc, chất liệu, đặc tính khác nhau đáp ứng mọi tiêu chí cho yêu cầu sử dụng của con người. Vậy vải có nguồn gốc từ đâu? Vải và xơ có liên hệ gì với nhau? Quy trình tạo ra vải? Ứng dụng của chất liệu vải trong đời sống là gì? Hãy cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!

Vải có nguồn gốc từ đâu?

Vải là cách gọi chung cho loại chất liệu có tính mềm, chắc,… Được sử dụng trong đời sống để may mặc trang phục, vật dụng, các đồ dùng sinh hoạt; theo dòng thời gian khi xã hội ngày càng phát triển vải còn được ứng dụng vào lĩnh vực y tế, công nghệ vải dù,khinh khí cầu và cả nghệ thuật.

Vải có nguồn gốc từ đâu?
Vải có nguồn gốc từ đâu?

Từ thời xa xưa vải được ra đời có nguồn gốc từ sợi trong tự nhiên bằng cách trồng bông, nuôi tằm,… dần dần theo sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật vải được tạo ra từ cả những sợi khoáng chất, hóa học,… với những bước tiến đột phá về chức năng, chất lượng, công dụng, màu sắc, chủng loại.

Quy trình sản xuất vải

Xơ là nguyên liệu đầu vào cho sợi. Trong đó được phân ra bao gồm 2  loại chính là:

  • Xơ tự nhiên được hình thành trong tự nhiên như: cây bông, tơ tằm,…
  • Xơ nhân tạo hình thành từ các chất hóa học,kim loại… được con người tái tạo từ các tồn dư kim loại, chất đốt… qua quá trình sử dụng nhiệt độ và các chất xúc tác để hình thành nên xơ.
Quy trình sản xuất vải
Quy trình sản xuất vải

Quá trình xử lí xơ:

  • Làm sạch bông nguyên liệu: Bước này loại bỏ các tạp chất và hạt của cây bông còn dính trong bông.
  • Trộn bông: Bông nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau được trộn đều và hình thành dạng búi rối.
  • Chải bông: Các búi bông rối được chải thành từng búi bông nhỏ với các sợi nhỏ có độ dài bằng nhau và đặt song song nhau. Các sợi bông quá ngắn sẽ bị loại bỏ.

Kéo Sợi 

Các búi bông sau khi chải sẽ được chuyển tới máy kéo sợi. Tại đây, bông sẽ được kéo thành sợi, tùy theo yêu cầu của sản xuất mà độ xoắn, độ dày, trọng lượng và mức độ đồng nhất của sợi bông sẽ được xác định. Các sợi bông sẽ đi ra từ lỗ nhả sợi của máy kéo sau đó được quấn vào suất chỉ.

Mỗi loại sợi sẽ có cấu trúc,độ xù lông, độ đều, độ bên, khả năng chịu mài mòn. Tỉ lệ đứt sợi khác nhâu nên giá thành sẽ khác nhau. Điều này sẽ tuỳ thuộc vào yêu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng để sản xuất. Sợi bao gồm các loại sau:

  • Sợi Ring bao gồm có sợi CM và CD
  • Sợi Siro
  • Sợi OE
  • Sợi MVS
v

Công đoạn ghép sợi:

Sau khi xử lí xơ thành các sợi ngắn công nhân sẽ tiến hành pha trộn các loại sợi ngắn đã xử lí theo tỉ lệ định sẵn để thu được chất liệu mà khách hàng yêu cầu (vd: 65% cotton+35% polyester)

Nhuộm Sợi

Bông nguyên liệu sau khi được kéo thành sợi sẽ được mang đi nhuộm. Các sợi được nhuộm màu dùng để dệt đường dọc của vải denim trong khi đó các sợi không được nhuộm được dùng để dệt các sợi ngang. Thông thường trong quá trình nhuộm sợi, người ta tiến hành thành ba bước gồm bố trí sợi, xử lý trước khi nhuộm và nhuộm.

Nhuộm sợi
Nhuộm sợi

Hồ sợi

Quá trình hồ sợi là công việc không thể thiếu trong quy trình xử lý sợi. Việc này giúp cho sợi cứng hơn, bền hơn và chịu được các tác động vật lý cũng như tác động hóa học. Thông thường đối với các nhà máy, quá trình hồ sợi được đưa vào ngay sau khi quá trình nhuộm kết thúc. Một điểm đáng chú ý là quá trình hồ sợi này chỉ áp dụng cho các sợi dọc do đó người ta có thể thực hiện quá trình này ngay sau khi nhuộm. Quá trình nhuộm cũng chỉ dành cho các sợi dọc.

Dệt vải

Quá trình dệt vải thông thường sẽ áp dụng phương pháp dệt thoi hoặc dệt kim. Nó cũng được tiến hành bằng máy dệt để liên kết các sợi ngang, sợi dọc tạo thành tấm vải.

Quy trình dệt vải
Quy trình dệt vải

Mắc sợi: Công nhân sẽ tiến hành mắc sợi lên máy để chuẩn bị tiến hành cho khâu dệt

Dệt: Quá trình dệt vải sử dụng phương pháp dệt thoi hoặc dệt kim. Sử dụng bằng máy dệt để liên kết các sợi ngang, sợi dọc tạo nên tấm vải.

Để tạo ra vải phải có thông số kĩ thuật:

  • Chi số sợi, thông số sợi(độ to nhỏ của sợi)
  • Mật độ sợi (số lượng trong bề mặt vải)

Trong đó có 4 loại máy dệt phổ biến là:

  • Máy dệt kiếm
  • Máy dệt khí
  • Máy dệt thoi
  • Máy dệt nước

Phương pháp dệt

Trong đó có 2 phương pháp dệt chính là dệt thoi và dệt kim:

  • Phương pháp dệt thoi: Vải tạo ra từ dệt thoi được dệt theo quy trình dệt vải từ những sợi ngang và sợi dọc đan xen theo phương vuông góc tạo nên. Phương pháp dệt này phân thành 3 loại bao gồm: vải dệt trơn, vải tréo go và vải satin.
  • Phương pháp dệt kim: Đây là phương pháp dùng kim dệt để liên kết các sợi hoặc tơ dài thành từng cuộn sợi khác nhau. Quy trình dệt vải này được tạo ra nhờ nguyên tắc nâng lên, hạ xuống rồi kết hợp đóng mở kim của hệ thống kim dệt và cam dệt để tạo nên.

Xử lí vải sau dệt:

Vải sẽ được nấu với áp suất và nhiệt độ cao trong các chất hóa học để loại bỏ phần hồ hoặc các tạp chất ảnh hưởng đến độ bền của vải. Tiếp theo sẽ làm cho sợi cotton trương nở, ang khả năng thấm hút và làm cho vải dễ bắt màu nhuộm.

Xử lý vải sau dệt
Xử lý vải sau dệt

Vải mộc

Sau khi dệt thu được vải mộc , vải có bề mặt vải trơn phẳng, khi tiếp xúc với bề mặt da sẽ có cảm giác hơi thô cứng.

Nhuộm

Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình dệt vải. Nhuộm vải dệt là việc sử dụng thuốc nhuộm hóa học, hoặc nước nhuộm tự nhiên để tạo màu sắc cho sợi vải hoặc một tấm vải hoàn chỉnh. Nhuộm vải dệt cần phải được thực hiện đúng quy trình, nhằm đảm bảo độ bền, khả năng bám màu cũng như đảm bảo chất lượng cao nhất cho chất liệu.

Ứng dụng của vải trong đời sống

Đối với ngành may mặc

Vải được xem là nguyên liệu chính để cấu thành lên các sản phẩm may mặc như quần áo, mũ , gang tay, tất vớ,…với đa dạng chủng loại chất liệu , kích thước, công năng khác nhau.Phục vụ cho nhu cầu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Ứng dụng của vải trong đời sống
Ứng dụng của vải trong đời sống

Ngoài ra vải còn là nguyên liệu để sản xuất rèm cửa, chăn, ga, gối , đệm,…Đáp ứng nhu cầu sử dụng, gia dụng trong gia đình cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Bên cạnh đó , đối với lĩnh vực công nghệ, vải còn có vai trò là chất liệu tạo thành trong đông cơ như: dù khinh khí cầu, vải ghế xe ô tô,…

Mặt khác, vải còn có vai trò ý nghĩa vô cùng lớn đối với ngành nghệ thuật về thời trang trong xã hội hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *